
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại blockchain: Public, Private, Hybrid và Consortium Blockchain. Hiểu được những loại này sẽ chắc chắn sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư vào những dự án blockchain một cách an toàn hơn!
Public Blockchain (Blockchain công khai)

Blockchain công khai là một loại blockchain mà mọi người có thể truy cập, tham gia, và xác thực thông tin mà không cần sự cho phép từ bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Mọi giao dịch đều được ghi lại công khai, và dữ liệu trong blockchain không thể bị thay đổi hay xóa bỏ.
Điểm mạnh nhất của public blockchain đó là tính phi tập trung, không bị chi phối bởi bất kỳ bên thứ ba, tổ chức nào. Tuy nhiên, tùy vào công nghệ của mạng lưới thì mạng có thể bị chậm khi có quá nhiều người sử dụng gây ách tắc giao dịch.
Blockchain công khai là một công nghệ mạnh mẽ với tiềm năng lớn trong nhiều lĩnh vực. Dù có một số nhược điểm, tính minh bạch, an toàn và khả năng tự do giao dịch mà nó mang lại đã khiến nó trở thành một phần quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.
Private Blockchain (Blockchain riêng tư)

Blockchain riêng tư là một loại blockchain mà quyền truy cập và tham gia vào mạng lưới được kiểm soát bởi một tổ chức hoặc một nhóm cụ thể. Chỉ những người được cấp phép mới có thể xem, thêm hoặc xác thực thông tin trên blockchain, giúp bảo vệ dữ liệu và nâng cao tính riêng tư.
Private Blockchain sử dụng nhiều giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ thông tin. Private blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận dựa trên biểu quyết hoặc các dạng thuật toán đồng thuận khác tiêu tốn ít năng lượng hơn nhiều.
Private Blockchain là một giải pháp mạnh mẽ cho các tổ chức cần bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và yêu cầu kiểm soát quyền truy cập. Các ưu điểm của nó trong việc cải thiện bảo mật và hiệu suất làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều ứng dụng doanh nghiệp hiện nay.
Hybrid Blockchain (Blockchain lai)

Hybrid Blockchain là sự kết hợp giữa Public Blockchain và Private Blockchain, cho phép các doanh nghiệp tận dụng ưu điểm của cả hai loại. Với blockchain lai, một phần thông tin có thể được công khai và minh bạch, trong khi phần còn lại được bảo vệ và kiểm soát trong một mạng lưới riêng tư. Điều này tạo ra một hệ thống linh hoạt, cho phép tùy chỉnh các tính năng và quyền truy cập theo nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Hybrid Blockchain có nhiều ứng dụng thực tế như gồm cả bất động sản. Các công ty có thể sử dụng chúng để chạy các hệ thống một cách riêng tư như hiển thị một số thông tin công khai nhất định cho người ngoài.
Theo Godefroy, hồ sơ y tế có thể được lưu trữ trong một blockchain lai. Bên thứ ba ngẫu nhiên không thể xem bản ghi, nhưng người dùng có thể truy cập thông tin của họ thông qua hợp đồng thông minh.
Consortium Blockchain (Blockchain liên hợp)

Consortium Blockchain là một loại blockchain mà quyền kiểm soát được chia sẻ giữa một nhóm các tổ chức thay vì chỉ một tổ chức duy nhất như trong Private Blockchain. Nhóm này hợp tác để quyết định quyền truy cập và xác thực giao dịch, giúp tăng cường tính bảo mật và hiệu suất, đồng thời đảm bảo một mức độ minh bạch nhất định giữa các bên tham gia.
Blockchain liên hợp được sử dụng để tối ưu hóa các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng. Giúp quản lý hàng hóa một cách minh bạch và an toàn cho các chuỗi cung ứng và Logistics, các công ty trong ngành năng lượng,..
Blockchain liên hợp là một giải pháp mạnh mẽ cho các tổ chức muốn hợp tác trong một môi trường an toàn và bảo mật cao, mà vẫn duy trì một mức độ minh bạch nhất định. Nó kết hợp những lợi ích của cả blockchain công khai và riêng tư, tuy nhiên đòi hỏi sự quản lý và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên để đảm bảo hiệu quả và tính bảo mật.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư vào những dự án blockchain một cách an toàn hơn!